Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, cũng là người mở đầu sự nghiệp đào tạo cán bộ bằng những lớp huấn luyện đầu tiên vào những năm 1925-1926 tại Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Ngày 10-3-1993 Bộ Chính trị khóa VII ra Quyết định số 61/QĐ-TW "Về việc sắp xếp lại các trường Đảng Trung ương chuyển thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh". Quyết định của Bộ chính trị xác...

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý trung cao cấp, cán bộ làm công tác lý luận trong thời kỳ đầu của cuộc đổi mới...

Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tháng 9-1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) họp Hội nghị lần thứ 24, đề ra nhiệm vụ trước mắt là thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, đưa cả nước...

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ...

Sau Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ VI (14 đến18-01-1949), thực hiện chủ trương của Đảng về công tác huấn luyện cán bộ phục vụ sự nghiệp cách mạng, Trường Đảng Trung ương Nguyễn Ái Quốc trở thành...

Khởi đầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng, tháng 12/1924, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng vào...

Từ dấu mốc truyền thống năm 1949 đến nay, hiện Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh có 5 Học viện trực thuộc, gồm Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 

Tháng 9/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với học viên khóa II và ghi vào Sổ vàng của Trường. Sự kiện này đặt dấu mốc truyền thống vẻ vang của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.